Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

CHÀO ĐÓN LỄ HỘI TẾT NGUYÊN TIÊU XUÂN ĐINH DẬU

   Trong không khí cả nước “Mừng Đảng Đón Xuân” hôm nay ngày 11/2/2017, thầy và trò trường THCS Lý Tự Trọng long trọng tiến hành tổ chức Lễ hội Tết Nguyên Tiêu xuân Đinh Dậu.
    Về phía khách mời, có các phóng viên báo đài tại Quảng Nam, đại diện Hội cha mẹ học sinh của trường.
    Về phía nhà trường, có sự hiện diện của Ban giám hiệu và đông đủ các thầy cô giáo trong Hội đồng sư phạm, cùng các giáo sinh trong đoàn thực tập trường Đại học sư phạm Quảng Nam, và toàn thể các bạn học sinh trong trường.
    Không khí lễ hội diễn ra thật hào hứng và phấn khởi với phần phát biểu khai mạc của cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tâm Hiền.


    Đến với Lễ hội Tết Nguyên Tiêu năm nay, 32 chi đội của trường đều tưng bừng, háo hức cùng nhau đem đến những phần thi hấp dẫn, thú vị.
    Mở đầu là phần thi viết Thư pháp, ở phần thi này đưa chúng ta trở về với nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước, một thời vàng son trong lối chơi chữ.
    Có thể nói, những câu đối mà các bạn học sinh trình bày, thi viết gởi gắm những mong ước, khát vọng cho một năm mới với nhiều điều tốt đẹp đang chào đón và hứa hẹn.


    Nói đến ngày Tết không thể thiếu những chậu hoa, chậu cảnh trang trí hay để bàn. Một bình hoa đẹp sẽ làm cho không gian trở nên đẹp hơn, đem lại sự may mắn, thịnh vượng cho người chơi hoa. Chính vì lẽ đó, các chi đội đã chọn cho mình một loại hoa yêu thích để trổ tài. Trong phần thi làm hoa với chất liệu bằng giấy màu thật đa dạng và thú vị, chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng phần thi của các bạn qua hình ảnh sau đây:


    Đặc biệt trong các phần thi của lễ hội Tết Nguyên Tiêu, Ban tổ chức của nhà trường cũng không ngần ngại trong việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế. Đó là phần thi viết phóng sự đưa tin trên trang Weblog lớp. Hy vọng với những nhà tin học nhỏ tuổi, sau một thời gian tác nghiệp sẽ đem đến cho độc giả một cách nhìn toàn diện nhất, sớm nhất với những thông tin về hội thi.


    Trên đây là các hoạt động thi đua khởi động trong năm mới 2017 (năm Đinh Dậu). Với sân chơi đầy thú vị và hấp dẫn này, các bạn sẽ góp phần đưa phong trào thi đua học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường gặt hái được nhiều kết quả thắng lợi.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa của Tết Nguyên Tiêu:

     Ngày rằm tháng giêng âm lịch là tết Nguyên Tiêu một trong những ngày tết truyền thống, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân.
    Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là tết Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đêm hôm đó, trong dân gian TQ từ trước đến nay đều có tập trước treo hoa đăng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết “Hoa Đăng”.

   Ngắm đèn ăn bánh trôi là hai phong tục chính trong ngày tết Nguyên Tiêu của người Trung Quốc. Vậy tại sao Tết Nguyên Tiêu lại treo đèn ? nghe nói, năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn- nhà vua đời Tây Hán của TQ được lên ngôi đúng vào ngày rằng tháng giêng. Để chúc mừng, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm tháng giêng, nhà vùa đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân. Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức. Đến năm 104 trước công nguyên, tết Nguyên Tiêu đã chính thức trở thành ngày tết lớn của nhà nước. Quyết định này, khiến quy mô của ngày tết Nguyên Tiêu được mở rộng hơn nữa. Theo quy định, ở những nơi công cộng và nhà nào nhà nấy đều phải chăng đèn kết hoa, nhất là những khu phố đông đúc và trung tâm văn hóa phải tổ chức hội Hoa Đăng, triển lảm Hoa Đăng rất long trọng; Già trẻ gái trai đi xem hoa Đăng , đoán câu đối trên Hoa đăng, múa đèn Rồng thâu đêm v,v, về sau năm nào cũng vậy, dần dần thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác. Theo ghi chép, năm 713 trước công nguyên, ở kinh thành Trường An trong đời nhà Đường đã làm “núi đèn” rất lớn cao khoảng 7 mét, với hơn 50 nghìn các loại đèn màu.

     Những đèn màu trong ngày tết Nguyên Tiêu, thường làm bằng giấy màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, Hoa cỏ, chim muông v,v,trong đó đèn ngực bay là có đặc sắc của TQ nhất. Đèn ngực bay là một trò chơi, nghe nói đã hơn một nghìn năm lịch sử. Trong đèn này có lắp một bánh xe, khi thắp chiếc nến trong trong đèn, thì nhiệt độ lên cao khiến cho bánh xe quay, qua đó đẩy con ngựa giấy trên bánh xe chạy. Bóng ngựa hiện lên chụp đèn, nhìn từ bên ngoài như thấy ngực đang phi nược đại, trông rất sống động.

   Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi cũng là một tập tục lớn. Vào khoảng đời nhà Tống (năm 960 công nguyên cho đến năm 1279 công nguyên), khi ăn tết này, trong dân gian bắt đầu thịnh hành một loại thức ăn mới lạ. Nhân bằng các loại hoa quả, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm ngon, ngon miệng. Về sau gọi là “bánh trôi”. Bánh trôi phát triển đến tận ngày nay, phong vị bánh trôi của mỗi địa phương cũng không giếng nhau.

   Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như diễu hành, múa lân sư rồng…

Tết Nguyên Tiêu của người Việt Nam:

   Phật giáo trong hơn ngàn năm du nhập vào Việt Nam đã gắn kết các phong tục văn hóa của Việt. Rằm tháng giêng không phải là một ngoại lệ, từ một ngày lễ hội xa lạ có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người dân Việt thấm nhuần Phật pháp. Rằm tháng giêng làm một trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. So với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan) thì rằm tháng giêng không quan trọng bằng.

Do rằm tháng giêng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt

Đối với hầu hết các chùa Việt, trọng tâm của hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”. Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường.

Khá nhiều chùa chiền nhân dịp tết Nguyên Tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Thiết nghĩ, đây cũng là một cách tu tập, cầu nguyện có hiệu quả nhất để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

RA MẮT CLB TIẾNG ANH GIÁO VIÊN ĐẦU TIÊN Ở TAM KỲ:

     (QNO) - Chiều 29.12, Trường THCS Lý Tự Trọng (Tam Kỳ) tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh trong cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Đây là CLB tiếng Anh giáo viên đầu tiên ở Tam Kỳ. CLB gồm 54 thành viên trong hội đồng sư phạm Trường THCS Lý Tự Trọng; trong đó, giáo viên tổ tiếng Anh làm nóng cốt. Cô Nguyễn Thị Tâm Hiền - Phó Trưởng phòng GD-ĐT Tam Kỳ kiêm Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng làm Chủ nhiệm CLB.         


 Tại buổi ra mắt, các thành viên trong CLB tiếng Anh thể hiện các phần chào hỏi, thể hiện năng khiếu và các phần thi bằng tiếng Anh. Tham dự buổi sinh hoạt CLB, ông Trần Ngọc Sơn - Trưởng phòng GD-ĐT Tam Kỳ mong muốn các trường tiểu học và THCS trên địa bàn Tam Kỳ nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong trường học.

Được biết, CLB tiếng Anh Trường THCS Lý Tự Trọng sẽ tổ chức sinh hoạt bằng tiếng Anh mỗi tháng một lần dưới hình thức nhẹ nhàng, đơn giản nhằm tạo sân chơi và từng bước phổ cập tiếng Anh cho giáo viên các bộ môn khác.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

TIỂU SỬ NỮ ANH HÙNG LIỆT SĨ NGUYỄN VIỆT HỒNG:

NỮ ANH HÙNG LIỆT SĨ NGUYỄN VIỆT HỒNG 
  Chị Nguyễn Việt Hồng sinh ngày 14/ 07/1950 tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) trong một gia đình cách mạng. Cả cha và mẹ đều tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cha chị bị địch bắt và đã anh dũng hy sinh trong tù. Lớn lên trong hoàn cảnh quê hương đất nước bị đế quốc giày xéo, nên chị đã sớm có hoài bão được đi đánh giặc.

Tấm ảnh chân dung may mắn tìm được của Nguyễn Việt Hồng.

  Năm 1961, Nguyễn Việt Hồng tình nguyện làm hộ lý ở một bệnh viện vùng giải phóng, chăm sóc các cô chú thương bệnh binh. Sau đó chị được cấp trên cho đi học ở Trường văn hóa Lý Tự Trọng. Tổ chức dự định sẽ đào tạo chị làm công tác báo chí, nhưng chị chỉ mơ ước được trực tiếp chiến đấu để trả thù cho cha, giành lại độc lập tự do cho quê hương, Tổ Quốc. Cuối năm 1967, Nguyễn Việt Hồng được tổ chức điều về công tác tại thị xã Sóc Trăng, bổ sung cho lực lượng nội thành phục vụ cho việc nắm tình hình địch và chuyển thư từ đến các cơ sở hợp pháp của ta. Đầu năm Mậu Thân (1968) khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân thị xã diễn ra, với nhiệm vụ giao liên, Nguyễn Việt Hồng hăng hái dẫn đường đưa bộ đội tiến sâu vào sào huyệt của địch, tham gia tiếp lương, tải đạn, vận chuyển thương binh … Cũng trong năm ấy, chị được kết nạp vào Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam. Cuối năm 1968, Nguyễn Việt Hồng được Khu ủy chuyển về làm đội trưởng giao liên vùng một Cần Thơ, giữ trọng trách nối liên lạc từ căn cứ của Thành ủy vào nội thành. Ngày 12/ 03/1969, Nguyễn Việt Hồng cùng đồng đội nhận nhiệm vụ đặt mìn đánh cư xá Mỹ trên đường Quang Trung. Mìn đã được đặt vào vị trí an toàn, nhưng không may đến giờ hẹn mà mìn lại không nổ. 05 giờ sáng ngày 13/ 03/1969, vì sợ lộ điểm đánh, chị kiên quyết trở lại gỡ mìn đem về sửa chữa để tiếp tục đánh. Trên đường mang mìn về không may mìn nổ dữ dội trước cư xá Mỹ, Nguyễn Việt Hồng bị thương nặng và ngất đi. Đến 10 giờ sáng bọn giặc đưa chị vào nhà thương Thủ Khoa Nghĩa để chữa trị và âm mưu khai thác tìm ra đầu mối cơ sở cách mạng. Trong năm ngày ở bệnh viện, bọn giặc đã dùng mọi thủ đoạn từ dụ dỗ, mua chuộc đến dùng vũ lực để trấn áp, hăm dọa nhưng không làm lung lạc được chị, mà ngược lại chúng chỉ nhận được ở chị những lời lên án mạnh mẽ, đanh thép: - Tao thù Mỹ, tao giết Mỹ, chúng mày đừng có nói gì thêm, muốn biết thì mổ bụng tao mà xem trái tim tao nè. Mỹ cướp nước, giết cha mẹ tao, đồng bào tao, tao đánh Mỹ. Còn mày, mày là tên tai say ác ôn đẫm máu, tao tiếc là chưa giết được bọn mày. Chiều ngày 16/ 03/1969, một tên Mỹ nham hiểm, đến bên Nguyễn Việt Hồng dùng đòn tâm lý giả bộ thăm hỏi sức khỏe chị. Bất thần Nguyễn Việt Hồng chồm dậy dùng tất cả sức lực còn lại của mình sau năm ngày bị thương nặng không ăn uống gì chụp cắn vào tay tên Mỹ đứng gần. Hắn hốt hoảng kêu cứu, bọn giặc xúm lại đánh chị bất tỉnh. Đến 02 giờ sáng ngày 17/ 03/1969, Nguyễn Việt Hồng đã anh dũng hy sinh. Người nữ biệt động thành phố Cần Thơ trẻ tuổi Nguyễn Việt Hồng đã nêu cao tấm gương chiến đấu kiên cường, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sự hy sinh dũng cảm của chị khiến quân thù phải khiếp sợ. Tinh thần chiến đấu anh dũng, ngoan cường của chị là tấm gương sáng ngời, là bài học sống động, hào hùng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Ngày 10/02/1970, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam quyết định truy tặng Nguyễn Việt Hồng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

CHÀO MỪNG NĂM MỚI 2017 VỚI NHIỀU THÀNH CÔNG MỚI!


LỚP 9/7 VINH DỰ NHẬN GIẢI THƯỞNG ĐỨNG NHÌ TRONG HỌC TẬP VÀ CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG HKI NĂM HỌC 2016-2017.





CÁC BẠN HỌC SINH GIỎI HKI TIÊU BIỂU CỦA LỚP 9/7.


                                                     CÁC BẠN HSG TIÊU BIỂU CỦA LỚP 9/7.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG TỔ CHỨC SƠ KẾT VÀ TRAO HỌC BỖNG TSĐT CHO CÁC EM HỌC SINH:

    Hôm nay, thứ Hai ngày 23 tháng 1 năm 2017, Trường THCS Lý Tự Trọng- Tam Kỳ tổ chức sơ kết học kỳ I và trao học bổng Tiếp sức đến trường cho các em học sinh  vượt khó vươn lên trong học tập của học kỳ I năm học 2016-2017.
Thành phần buổi sơ kết, có ông Phạm Thăng Long- Đại diện CMHS tham dự, cùng với sự có mặt đông đủ của tất cả quý thầy cô giáo là CB-GV-NV trong HĐSP và các em học sinh toàn trường.
        Chương trình sơ kết học kỳ I gồm có: Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền- Phó trưởng PGD&ĐT- kiêm Hiệu trưởng báo cáo đánh giá kết quả học tập tập của các em học sinh toàn trường trong HK I vừa qua; sau đó là phần phát thưởng cho các tập thể lớp và các cá nhân học sinh đạt thành tích cao về chất lượng học tập, hay các môn văn hóa cũng như các môn thi trên internet như: IOE, Violimpic Toán bằng Tiếng Anh, Violimpic Toán bằng Tiếng Việt , Violimpic vật lý,v.v...Đặc biệt, trong buổi sơ kết nhà trường  đã trao 63 suất học bổng tiếp sức đến trường cho các em hs vượt khó, tiến bộ với tổng trị giá gần 16 triệu đồng.
    Buổi sơ kết đã thành công tốt đẹp và là nguồn động viên, khích lệ tinh thần làm động lực cho các em cố gắng vươn lên để đạt thành tích cao hơn trong học kỳ II này.
     Dưới đây là một số hình ảnh:





Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

TRƯỜNG THCS LY STỰ TRỌNG- TAM KỲ PHÁT QUÀ TẾT CHO HỌC SINH KHÓ KHĂN:

    Sáng nay ngày 16/01/2017, Trường THCS Lý Tự Trọng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức phát vở và trao quà Tết Nguyên Đán- Đinh Dậu cho các em học sinh thuộc diện khó khăn của nhà trường. Tổng số lượng vở được phát là 1000 quyển do Công ty CP kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh, quận 1, TP. HCM tài trợ. 
   Bên cạnh đó, nhà trường đã trao 64 xuất quà Tết cho học sinh khó khăn với tổng trị giá 32 triệu đồng.

Nhà trường xin chân thành cảm ơn Công ty Hưng Thịnh đã có nghĩa cử cao đẹp này. Kính chúc lãnh đạo và nhân viên Công ty Hưng Thịnh mạnh khỏe, vạn an và càng ngày càng phát triển.




Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

BÀI DỰ THI CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

                             HỌC ĐI EM
Học đi em!
                 Chân trời rộng bao điều mong ước
                 Nâng cánh chim bay đến nơi xa

          Học đi em!
                 Đạo đức làm người bài giảng hôm qua
                 Lòng vị tha, thương yêu là lẽ sống

          Học đi em!
                 Những con số những đường cong đồng hành cùng khát vọng
                 Khoa học vẫy chào mời em chinh phục

                 Chỉ chừng ấy cả đời thầy nghĩ suy trăn trở
                 "Mở rộng tầm nhìn, dìu dắt đàn em
                 Đánh thức tương lai, đánh thức tâm hồn".


                                                            Phụ huynh em Phương Uyên.



LÀM HỎNG ĐỒ CHƠI CỦA BỐ

        Sáng nay trước khi đi làm, bố dặn mình: "Ở nhà ngoan nghe con, nhớ cho cá ăn dùm bố". Mình có  nghịch ngợm gì đâu nào!
        Vào nhà, mình học bài, sau đó lấy truyện tranh ra xem, chán thì ra ngắm hồ cá của bố. Mấy con cá ba đuôi có cái bụng phệ ơi là phệ, thế mà chúng bơi qua bơi lại trông ỏn ẻn, nhẹ nhàn lắm. Còn mình, bố bảo chỉ vì cái bụng mình nặng quá nên đi thôi còn chưa vững, cứ ngã oạch hoài. Sao bụng cá to thế mà không nặng nhĩ ? Mình thò tay xuống nước định sờ thử xem cái bụng nó có cứng không thôi.  Nhưng con cá cứ chạy trốn. Chắc là nó nhột. Mình bằng lấy vợt vớt nó lên tay cầm cho chắc ăn. Ồ, bụng nó căng phồng như quả bóng tí hon, mình muốn biết xem có cái gì ở trong ấy? 
         Nhưng  bụng gì mà kì thế này, sao mình chỉ vừa bóp nhẹ một cái là nó bể cái bụp. Chết chưa, làm sao bây giờ ? Mẹ đang ở trong bếp, không có ai trông thấy, mình thả con cá trở vào hồ rồi chạy tót vào phòng. Mình tự nhủ, đồ chơi của bố mau hư quá!
         Chiều về, bố hỏi: "Ở nhà ai nghịch cá của bố?". Mẹ bảo: " Còn ai trồng khoai đất này?". May quá, chỉ thế thôi, không ai nhắc gì đến mình.
         Bố tắm xong, đến bên hồ cá, vớt con cá bị bễ bụng ra. Mình thấy mặt bố buồn buồn. Chắc bố tiếc con cá lắm.Hôm trước, mình làm rơi hòn bi xuống cống, trôi mất tiêu, mình tiếc quá, cứ khóc mãi. Bố phải mua kem cho mình ăn để mình thôi khóc.Bây giờ đồ chơi của bố bị mình làm hỏng mà mình thì im thin thít đứng nấp ở đây, coi được không? Mình thấy tội nghiệp bố quá.
         Mình ra đứng cạnh bên bố mà bố cũng chẳng nói gì.
        - Bố ơi!
        - Gì con?
        - Con làm hỏng nó đấy bố ạ!
        - Hỏng gì?
        - Con cá ấy mà! Con làm đấy...
        - À...
        - Bố ơi!...
        ........
        - Bố đừng khóc bố ạ! Con mua kem cho bố ăn nhé ! Con ....Con xin lỗi !
          Bố phì cười. A thế là bố vui rồi đấy !
          Bố không giận mình nữa đâu.Bố cũng không bắt đền gì mình. Bố còn ôm và soa đầu mình  nữa kia.
                                                                    

                                                                                                      Phan  Tiểu  Ngọc

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG TỔ CHỨC ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI NĂM HỌC 2016-2017

Chiều nay, 13/10/2016 Liên Đội trường THCS Lý Tự Trọng
đã tổ chức Đại Hội thành công tốt đẹp   

 

Cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền - HT phát biểu chỉ đạo tại Đại hội


Bạn Nguyên Phương đại diện Ban điều khiển thông qua chương trình Đại hội



Song ca  Kim Anh và Khánh Linh 

Ban điều khiển Đại hội

THCS LÝ TỰ TRỌNG TƯNG BỪNG KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI 2016-2017

                                                                        Toàn cảnh Lễ khai giảng



          Hòa chung niềm hân hoan cùng với cả nước sáng nay ngày 05/9/2016, trường THCS Lý Tự Trọng long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2016-2017.
          Buổi lễ diễn ra trang trọng với sự tham dự của ông Lê Hoài Ngọc - Ủy viên Ban thường vụ thành ủy- Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy, sự có mặt của đại biểu Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND,UBND,UBMTTQVN phường An Xuân và Phước Hòa, đại diện các tổ chức hội đoàn thể có mối quan hệ với nhà trường cùng với sự có mặt đông đủ của CBGVNV và hơn 1300  em học sinh toàn trường.
          Tại buổi lễ, thầy giáo Võ Tấn Đông - PHT- Chủ tịch Công đoàn trường đọc Thư chúc mừng của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp đó, cô giáo Nguyễn Thị Tâm Hiền - tân Hiệu trưởng ngưòi đ
ược bổ nhiệm thay thế đ/c Nguyễn Tấn Sĩ vừa nghỉ hưu  đọc diễn văn khai giảng năm học 2016-2017 với phương hướng phấn đấu tiếp tục duy trì, phát triển chất lượng giáo dục của nhà trường để xứng đáng ngôi trường là lá cờ đầu của ngành giáo dục thành phố Tam Kỳ.
          Trong buổi lễ, đại diện cho toàn thể học sinh, em Châu Tú Yên- lớp 9 phát biểu cảm nghĩ nhân ngày khai trường trong niềm vui, phấn khởi và hứa sẽ chăm ngoan học tập, cố gắng rèn luyện để không phụ lòng dạy dỗ của cha mẹ và quý thầy cô giáo.
          Dịp này Công ty may Tuấn Đạt đã hỗ trợ 10 suất học bổng trị giá 10 triệu đồng cho học sinh vượt khó của nhà trường nhằm tạo niềm vui, động viên các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
          Buổi lễ  đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng các bậc phụ huynh, quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng tất cả  các em học sinh toàn trường với hy vọng một năm học nhiều thành công và thắng lợi.
          Trong ngày khai giảng nhà trường vinh dự được đón tiếp ông Văn Anh Tuấn- Phó Bí thư Thành ủy- Chủ tịch UBND thành phố đến thăm, chúc mừng và chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016-2017.                                
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGÀY KHAI GIẢNG


Đ/c Văn Anh Tuấn CT. UBND TP đến thăm